Cây trúc là một trong những loại nguyên liệu tre trúc và có rất nhiều loại khác nhau. Không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao loại nguyên liệu tự nhiên này còn góp mặt trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm và ứng dụng của loại cây này mời bạn đọc theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây.
Cây trúc là gì?
Cây trúc hay còn gọi là Cương trúc có tên khoa học là Phyllostachys. Đây là loài thực vật bản địa châu Á thuộc họ nhà Tre. Với tính ứng dụng cao, có thể sử dụng cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau cây trúc ngày càng được nhân giống và trồng rộng rãi trên khắp cả nước.
Đặc điểm hình thái
Thân
Thân cây trúc phát triển thẳng đứng với rất nhiều đốt. Thân trúc có cấu tạo ruột rỗng, vách mỏng. Cây trúc rất dẻo dai, khi trưởng thành cây đạt độ cao từ 3m – 7m với đường kính thân từ 2cm – 5cm.
Lá
Lá của cây trúc ngắn và thon hơn lá tre. Viền lá có những gai nhỏ, khi chạm vào có cảm giác nhám tay.
Rễ
Trúc là cây thân thảo nên rễ cây dạng chùm với rất nhiều rễ con. Rễ trúc có thể bám chắc ở rất nhiều loại đất khác nhau. Vì vậy nó có khả năng chịu hạn tốt và có thể thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau.
Hoa
Hoa trúc chỉ nở khi cuối đời nên rất hiếm khi mọi người có thể nhìn thấy. Hoa thường mọc ra từ các cành phía ngoài, màu trắng hoặc màu vàng và không có mùi thơm đặc trưng.
Phân loại
Trên thế giới có rất nhiều loại trúc khác nhau. Tuy nhiên có 7 loại dưới đây được tìm thấy phổ biến nhất.
Trúc đùi gà
Trúc đùi gà có tên khoa học là Bambusa ventricosa. Nó còn được gọi là trúc Phật. Cây trưởng thành cao từ 1m – 3m, đường kính thân rộng từ 1cm – 4cm, các gióng dài. Ở dưới gốc phình lên như chiếc đùi gà. Trúc đùi gà phân bố nhiều ở Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Thái Bình, Hà Nội, Huế,….
Trúc vuông
Trúc vuông có tên khoa học là Chimonobambusa quadrangularis. Loài trúc này có thân nhỏ vuông hoặc gần giống hình vuông. Rễ của các đốt phía dưới thường biến thành những chiếc gai nhỏ.
Trúc sào
Trúc sào là loại trúc thân đốt, mọc tản, có tên khoa học là Phyllostachys edulis. Cây trúc sào trưởng thành có độ cao khoảng 20m, đường kính thân dao động từ 12cm – 20cm. Khi còn non thân cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm nhỏ và rất nhiều phấn trắng.
Trúc đen
Trúc đen là loại trúc thân ngầm mọc tản, tên khoa học là Phyllostachys nigra. Thân cây cao từ 6m – 7m khi trưởng thành, đường kính từ 2cm – 4cm. Thân trúc đen có cấu tạo rỗng, có màu tím đen bóng hoặc màu lục tím. Cây sinh trưởng và phát triển bằng rễ, phân bố nhiều ở Lào Cai, Hà Giang,…
Trúc đốm
Trúc đốm là loại trúc có rất nhiều vết đốm sẫm màu trên thân. Loài này phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc của Trung Quốc.
Trúc hóa long
Trúc hóa long có pháp danh khoa học là Phyllostachys aurea. Cây trưởng thành cao từ 5m – 12m, đường kính dao động từ 2cm – 5cm, các đốt dài từ 15cm – 30cm. Các đốt dưới gốc xù xì, phồng lên và đan chéo với nhau trông như vảy rồng với hình dáng rất đẹp mắt.
Lục trúc
Lục trúc cũng là loại trúc thân ngầm mọc cụm và thưa cây. Loại này có tên khoa học là Bambusa oldhamii. Đặc điểm nhận dạng là thân tròn, không thẳng, cao từ 8m – 9m, đường kính trung bình từ 3cm – 7cm.
Phân bố
Các loại trúc đều tập trung nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Hiện nay chúng được trồng rộng rãi để làm cảnh và làm nguyên liệu ở các vùng cận nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam, các loại trung phân bố ở hầu hết các tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
Ứng dụng
- Trúc dùng để làm cảnh, làm cây phong thủy.
- Trong thủ công mỹ nghệ trúc được làm cần câu, gậy trượt tuyết, làm chậu cây, giỏ tre, điếu cày, sáo trúc,….
- Trong xây dựng cây trúc khô được dùng để làm ốp trần, vách ngăn, rèm tre, mành tre, hàng rào, decor quán bar, khách sạn….
- Trong lĩnh vực nội thất nguyên liệu trúc được dùng để đóng bàn ghế, giường tủ,…
- Trong văn hóa ẩm thực măng trúc được dùng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc`
Kỹ thuật trồng
Cây trúc được trồng bằng thân ngầm. Chọn những cây mẹ to, khỏe, không bị sâu bệnh từ 1 – 3 tuổi để làm giống. Bà con đào cả thân cây và thân ngầm để lấy đoạn thân ngâm dài khoảng 40cm – 50cm để trồng.
Mỗi hố trồng trúc cần bón lót khoảng 10kg phân chuồng ủ hoai và lấp kín gốc khi trồng. Sau đó nén chặt mặt gốc và thường xuyên tưới nước để cây giống có thể sống và phát triển tốt.
Chăm sóc
Bà con có thể trồng hỗn giao trúc với các loại cây họ đậu trong 2 – 3 năm đầu. Trong quá trình trồng cây chú ý súc vật và động vật hoang giã phá hoại măng trúc. Định kỳ 3 – 5 năm một lần tiến hành đào bỏ thân ngầm già để tạo điều kiện cho các thân ngầm non phát triển.
Kết luận
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cơ bản về cây trúc và những ứng dụng nổi bật của nó. Hy vọng đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích. Hãy liên hệ đến Vựa Cừ Tràm Thái Dương nếu cần mua nguyên liệu tre trúc để không bỏ lỡ những chương trình ưu đãi hấp dẫn.