Xây nhà trên nền đất ao điều đầu tiên quan tâm đến hàng đầu, độ vững chắc, lâu dài. Nền móng là yếu tố đầu tiên chúng ta cần lưu ý và khảo sát. Tìm ra một phương pháp hợp lý và có hiệu quả để tiến hành thực hiện.
Cách xử lý và làm móng nhà trên đất ao
Đất ao, hồ là nền đất bùn, yếu dễ lún do nhiều năm ngập trong nước. Cần có các biện pháp xử lý để có thể xây dựng nhà được.
Phương pháp gia cố bằng cừ tràm
Cừ tràm là giải pháp mang tính truyền thống để xử lý. Cừ tràm được sử dụng rộng rãi để gia cố nền móng. Khả năng lực cũng như tồn tại khá lâu dưới lòng đất. Phương pháp này được các tỉnh miền Nam sử dụng bởi số lượng rừng tràm nhiều. Sử dụng từ những năm 75 và áp dụng cho đến ngày hôm nay.
Biện pháp thay đổi chiều sâu chôn móng
Thay đổi chiều sâu của chôn móng là một trong những cách phổ thông và được áp dụng nhiều nhất. Chiều sâu kể từ mặt đất lên đến hố móng bị thay đổi nhằm giải quyết lún và khả năng chịu tải nền. Chiều sâu tăng thì lực chịu tải của nền tăng đồng thời giảm ứng suất gây lún cho móng.
Phương pháp thay đổi hình dạng và kích thước móng
Khi thay đổi hình dạng và kích thước móng sẽ có tác dụng trực tiếp áp lực tác dụng lên mặt nền. Việc làm này cải thiện sức chịu tải và biến dạng của nền. Tăng diện tích của đáy móng lên sẽ giảm áp lực tác dụng lên mặt nền và giảm độ lún. Phương pháp này k phù hợp với loại đất có tính lún tăng dần theo chiều sâu
Phương pháp thay đổi loại móng và độ cứng của móng
Thay đổi giữa các loại móng sao cho phù hợp địa chất công trình. Một số loại móng có thể thay thế: Móng đơn có thể thay thế bằng móng băng, móng băng có thể giao thoa, móng hộp thay thế bằng móng bè. Nếu sử dụng thay đổi móng mà vẫn bị biến dạng thì cần tăng thêm khả năng chịu lực của móng. Có thể sử dụng thay đổi bề dày của móng, tăng cốt thép dọc chịu lực. Khi thay đổi các kỹ sư phải đảm bảo không bị ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
Những điều cần biết khi xây nhà trên nền đất ao
Những vùng đất như ao, hồ, sông được san lấp để mở rộng diện tích xây dựng nhà ở các vùng ven như nhà bè, quận 7, bình tân. Nơi đây địa thể đất sình, ao hồ nhiều, nên công tác xây nhà trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Cần có những biện pháp gia cố đất nền trước khi thi công xây dựng.
Vấn đề nứt, lún cần phải quan tâm
Xây nhà không chỉ châu chuốt từ kiến trúc bên ngoài, nội thất và vấn đề tồn tại lâu bao nhiêu năm phải được đặt lên hàng đầu. Các vùng đất ven kênh rạch, ao, hồ thì cần kỹ lưỡng trong thi công phần nền móng. Điều này giúp đảm bảo tính bền vững ngôi nhà không bị lún không đều, nghiêng.
Những giải pháp nào để xây nhà trên nền đất ao hồ
- Trước tiên, đơn vị thi công, thiết kế khảo sát địa chất tại nơi cần xây dựng.. Việc này giúp chúng tra đánh giá độ ổn định của đất nền. Lựa chọn phương pháp hợp lý nhất.
- Tiếp theo, dựa vào số liệu khảo sát ở trên, nhà thầu tính toán và đưa ra các giải pháp phù hợp để xử lý: Cọc cừ tràm, cọc bê tông cốt thép, cọc tre,…Thay
Những điều cần lưu ý khi xây dựng nhà trên nền đất ao, hồ
- Về mặt chất lượng: Các vật liệu gia cố phải đảm bảo chất lượng, lựa chọn kỹ thuật và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Quá trình thi công đúng tiến độ và đúng theo bản thiết kế
- Thi công: Cần thực hiện công tác chống sạt lở khi đào hố. Kỹ thuật đóng cừ tràm đóng vai trò quan trọng. Sử dụng các cốp pha, cây chống hiệu quả.
- Nghiệm thu công trình: Cần một đội ngũ giám sát, tiến hành kiểm tra thu sơ bộ. Sau đó tiến hành kiểm tra các hạng mục và nghiệm thu sơ bộ toàn bộ công trình.
- Chọn đơn vị thiết kế: Cần một đơn vị đề ra phương án xử lý móng hợp lý và có hiệu quả.
Đóng cừ tràm gia cố móng
Đay là phương pháp đóng các cọc gỗ cừ tràm xuống theo phương thẳng đứng. Đóng cọc cừ tràm có tác dụng như đóng các loại khác như, cọc tre, cọc bê tông. Quy trình đóng dễ dàng nên rất được ưa chuộng sử dụng.
Các cây cừ tràm nhỏ gọn và dễ dàng vận chuyển. Vì vậy từng công trình khác nhau, chúng ta cần tính toán kỹ thuật. Những cọc cừ tràm có chi phí thấp, thời hạn sử dụng lâu từ 60 đến 70 năm. Thi công bằng nhiều phương pháp: bằng máy hoặc bằng tay.
Lưu ý khi sử dụng cọc cừ tràm để gia cố nền đất ao, hồ
-
- Chỉ nên dùng cho các nền đất yếu, ao hồ, sức chịu tải thấp.
- Lựa chọn cây cừ tràm đúng tiêu chuẩn: Dài 3,7m, đường kính gốc 8 – 10cm, đường kính nhọn: 0,6 -0,8m.
- Mật độ đạt từ 16.000 đến già
- Lớp vỏ của cây cừ tràm khôn bị bong tróc.
- Thân cây còn được tươi.
Thực tế cho thấy đã có hàng trăm công trình trên nền đất yếu đã được hoàng thành. VÌ vậy phương pháp này rất phù hợp cho các nơi xây nhà trên ao hồ, sông suối. Hãy lựa chọn ngay những đơn vị uy tín trong lĩnh vực cung cấp và thi công đóng cừ tràm.