Sê nô là gì?

Sê nô là gì?

Sê nô là gì

Tìm hiểu về sê nô là gì? và áp dụng mái sê nô trong công trình xây dựng

Đối với hầu hết những người không thuộc lĩnh vực xây dựng đều không biết đến sê nô là gì? Và tác dụng của chúng đối với những công trình nhà ở như thế nào? Ở bài viết này Vựa cừ tràm Thái Dương sẽ giải đáp cho các bạn

Sê nô là gì? Cấu tạo và ưu điểm của sê nô

Khái niệm Sê nô là gì?

Hiểu nôm na một cách dễ dàng thì sê nô tương tụ như 1 máng hứng nước do mái nhà đỗ xuống. Kích thước của sê nô phụ thuộc vào độ dốc của mái và lượng mưa, và nó thường có hình dạng chữ U. Với lợi ích mang lại nguồn nước mưa sạch để phục vụ sinh hoạt cho người dân trong thời buổi chưa có nước sạch của nhà nước thì vật dụng này rất được ưa chuộng.

  • Cấu tạo Sê nô

Sê nô được làm bằng ống nhựa, tôn hoặc kẽm và hiện nay, chúng còn được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Kích thước của sê nô phụ thuộc vào kích thước của mái nhà dài rộng bao nhiêu sẽ quyết định.

  • Ưu điểm Sê nô

– Sê nô có rất nhiều công dụng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ngẫu nhiên mà người ta ưa chuộng sê nô mái. Chúng giúp hứng nước mưa cực kỳ hiệu quả và đặc biệt hơn đó là sê nô mái còn mang lại tính thẩm mỹ cao.

Đến đây các bạn đã hiểu sê nô là gì rồi nhỉ? chúng ta cùng tìm hiểu xem có bao nhiểu loại sê nô

Tìm hiểu thêm:

  1. Lanh tô là gì?
  2. Công xôn là gì?

Có bao nhiêu loại sê nô? Ứng dụng của từng loại seno như thế nào?

Có 2 loại sô nô là: sê nô âm tường và sê nô lộ tường và chúng đều có công dụng và chức năng giống nhau.

– Sê nô âm tường: để xét về mặt thẩm mỹ và tính ưu việt thì chúng ta nên lựa chọn loại sê nô này, vì nó vừa đẹp lại bền do không phải tiếp xúc với nắng mưa.

– Sê nê lộ tường: Loại này phù hợp cho thiết kế nhà lên tầng. Giúp thông thoáng các tầng kết nối với nhau. Để tăng tính thẩm mỹ, ta có thể thiết kế sê nô ra trước mặt tiền của nhà. Bên cạnh đó, nếu xảy ra tình trạng hư hỏng thì việc tu sửa sẽ dễ dàng hơn.Chúng ta nên kết hợp quét dầu hắc chống thấm để tăng tuổi thọ khi sử dụng.

Sê nô là gì
Sê nô là gì

Quy trình tiến hành thi công chống thấm sê nô và kỹ thuật chống thấm

Sau khi hoàn chỉnh các bước thi công, cần tiến hành chống thấm để đảm bảo độ bền vững của sê nô ( sê nô là gì )

– Kỹ thuật chống thấm sê nô: cần chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu và nhân lực thi công

+ Cần có một đội ngũ thi công có kinh nghiệm, đảm bảo tay nghề, và đặc biệt cần có kỹ năng tốt.

+ Làm sạch sẽ cát

+ Xi măng Portland hay còn gọi là xi mang PC40

+ Máng phủ chống thấm bitum gốc nước có tính đàn hồi cao là: Sikaproof Membrane

+ Nhũ tương cao su tổng hợp với độ chống dính cao chính là phụ gia chống thấm: Sika Latex

+ Máy móc cần thiết và các dụng cụ để thi công bao gồm: máy khoan, máy trộn vữa, bay thép. Chồi mài sắt, đục,…

+ Polyurethane (keo trám nứt gốc)

+ Sika Primer 3: Hợp chất kết nối giữa bề mặt bê tông và Polyurethane

+ Hợp chất bảo dưỡng sau chống thấm Antisol E hoặc Antisol S

– Trước khi thi công chống thấm sê nô cần xử lý bề mặt:

+ Loại bỏ những chướng ngại vật nếu có và thành phần bê tông không đạt chất lượng.

+ Các rãnh nứt được đục mở miệng rồi mài sạch bụi bẩn trong rãnh.

+ Bên trên sê nô, đục lớp vôi vữa cũ.

Biện pháp tiến hành thi công chống thấm sênô

+ Theo tỉ lệ 20-50% để pha trộn Sikaproof Membrane với nước

+ Sau khi có được hỗn hợp Sikaproof Membrane pha với nước ta quét hỗn hợp đó lên sê nô hoặc trần, mái nhà.

+ Đợi cho lớp đầu tiên quét được khô

+ Tiếp tục quét 2 đến 3 lớp sau mỗi lớp quét đều cần đợi cho khô rồi mới tiếp tục quét lớp khác. Để đạt hiệu quả chống thấm dột cần có tối thiểu là 3 lớp.

+ Đợi khô trong vòng 3 tiếng sau khi quét đủ các lớp.

+ Phủ một lớp SikaLatex  cùng vữa hồ lên trên tấm màng Sikaproof

+ Phun hóa chất bảo dưỡng Antisol E hoặc Antisol S sau khi đã trát vữa xong.

Bảo quản sê nô

Qua những tư liệu trên, các bạn có thể biết được tầm quan trọng của sê nô trong các công trình xây dựng. Chính vì thế, việc bảo quản sê nô cực kỳ cần thiết và quan trọng. Để đảm bảo trong quá trình thi công cần có các tiêu chí kỹ thuật về vị trí khe co dãn, khe lún, tường trượt, vị trí mái thấp,..

– Vị trí khe lún: Đối với nhà hai bên khe lún cao thấp khác nhau, trường hợp này thì lớp bê tông của mái phía thấp cũng cần làm cao gờ lên 100, che suốt dọc gờ này phía trên cần được đóng tôn. Khe lún tách công trình từ móng đến mái.

– Vị trí khe co dãn:  Các bộ phận rất mỏng, hơi dài và rất nhỏ thuộc mái hắt, mái hiên, mái đua,.. phải được bố trí các khe co dãn với một khoảng cách từ 8m – 12m. Các khe co dãn này phải được bố trí thật phù hợp  với kết cấu của các khe co dãn nằm trong toàn bộ công trình. Phải đặt việc sử lý chống thấm lên hàng đầu để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Qua bài viết Cừ tràm Thái Dương chúng ta cũng tìm hiểu được sê nô là gì, các loại sê nô cũng như công dụng của nó

 

Chuyên cung cấp và thi công đóng cừ tràm, cừ bạch đàn, phên tre, cót ép tre cho các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình xây dựng bờ kè, cống nước có yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật.

Địa chỉ: 88 Tổ 51, KP3, An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
Email: kinhdoanh@cutram.net
Website: https://cutram.net