Làm kè chắn sóng hiệu quả bằng cừ tràm
Sau khi các bạn đã biết được cừ tràm có thể sử dụng một cách tuyệt vời trong việc làm nền móng công trình. Hay khoanh vùng trên sông để làm ao nuôi cá, làm chuồng trại. Thì nó còn một công dụng nữa là làm kè chắn sóng. Vậy kè chắn sóng bằng cừ tràm là gì ? và nó đã được sử dụng ở tỉnh nào chưa? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Trước tiên, mình sẽ giải thích kè chắn sóng là gì, và tình trạng biển ăn sâu vào đất liền như hiện nay.
Hiện nay tình trạng bờ biển bị xói mòn ngày càng nhiều. Trước đây có những hecta rừng ngập mặn. Tạo thành vành đai phòng hộ che chắn sự tàn phá của sóng biển, gió bão.
Tuy nhiên, vành đai này ngày một mỏng dần do tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, con người và giông bão. Thậm chí nhiều chỗ không còn rừng, sóng biển đánh thẳng vào thân đê gây ra tình trạng sạt lở nghiệm trọng.
Cách đây hàng chục năm, rừng ngập mặn rất dày. có nơi rừng vươn xa ra biển 400-500 m. tạo thành thảm thực vật che chắn ở bên ngoài. Nhờ đó, mà người dân sinh sống ở phía trong có thể làm rẫy, trồng vườn khá thuận lợi.
Hằng năm, chúng ta đã phải bỏ ra rất nhiều công sức để gia cố lại những đoạn đê biển bị sạt lở. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời vì qua một mùa mưa bão là những đoạn đê biển này lại tả tơi như cũ. Phương pháp đắp đê bằng cách khai thác đất tại chỗ (cách chân đê khoảng 10-15 m) vô hình chung đã tạo ra một rãnh sâu chạy dọc thân đê.
Khi sóng biển đánh vào bờ gặp các rãnh này sẽ tạo thành dòng xoáy với nguồn năng lượng tăng lên gấp nhiều lần và tiếp tục đánh vào bờ, gây ra tình trạng xói lở mạnh hơn. Trong khi đó, giải pháp vận chuyển đất từ nơi khác đến để gia cố thân đê và làm kè đá bảo vệ phía trước lại quá tốn kém, không có kinh phí để thực hiện.
Những nơi thường xuyên bị bão lũ như miền Trung hoặc các hộ dân sống ven sông, ven biển.. Những hộ dân cần đặc biệt dùng cừ tràm để tự bảo vệ mình. Nếu hộ dân nào xây nhà theo dạng nhà sàn thì phải dùng cọc cừ tràm gia cố nền móng.
Vì vậy, việc làm lại kè chắn sạt lở là một việc làm hết sức cần thiết khẩn cấp. Và cừ tràm là loại cây được sử dụng rộng rãi trong việc làm kè chắn sạt lở. Vì sao ư? Bởi vì giá thành của chúng tương đối phù hợp và thời gian sử dụng chúng rất lâu dài.
Theo giá thị trường hiện nay thì để làm một km hàng rào chắn sóng. Và giữ bùn bằng cừ tràm thì chi phí bỏ ra so với nếu làm bằng tre hoặc bê tông là rất thấp. Hơn nữa, việc trồng cừ tràm cũng tương đối dễ, mà giá cừ tràm rẻ. Sức tiêu thụ ngày càng nhiều vừa tạo ra thu nhập cho người dân. Vừa có thể sử dụng để phòng chống xói lở đất.
Đối với những khu vực sạt lở nghiêm trọng. Cần phải tiến hành xây dựng hàng rào chắn sóng cách bờ biển 60-70m nhằm làm giảm tác động của sóng biển khi đánh vào bờ. Phía bên trong cách bờ biển khoảng 30 m làm hàng rào thứ 2. để giữ bùn bồi lắng trong mùa mưa và ngăn không cho bùn bị cuốn trôi ra biển vào mùa khô để tạo bãi bồi trước khi trồng cây. Đối với khu vực bãi bồi, còn rừng phòng hộ nhưng mỏng thì chỉ cần làm hàng rào giữ bùn cách bờ biển khoảng 100 m để cây con tự mọc lên.
Xem thêm: >>> Sử dụng cọc cừ tràm trong các công trình thuỷ lợi <<<
Về kỹ thuật xây dựng hàng rào thì hàng rào chắn sóng gồm: 2 lớp cừ tràm cách nhau 1,5 m (tràm đường kính từ 5 cm trở lên). Bên trong có thể thả cành cây để cản bớt lực của sóng.
Còn hàng rào giữ bùn cũng vậy nhưng lớp phía ngoài biển có gắn lưới cước để lọc bùn cát. Lớp trong gắn mê bồ (tấm cót tre) để giữ bùn.
Ngoài ra, để đảm bảo có thể dùng đóng cừ tràm thành mảng khung ô vuông đặt trên bề mặt bùn. Vừa giúp giữ bùn bồi lắng nhanh hơn vừa bảo vệ tốt cây con mới trồng”.
Mật độ đóng cọc cừ tràm ở vùng đất này gần như là nhiều. và san sát nhau không một khe hở. Chủ thầu giàu kinh nghiệm sẽ cho thợ cắm cọc mật độ đóng cừ tràm 25 cây cho một mét vuông đất. Bởi vùng đất của bạn có nền yếu nên phải nẹp các cọc cừ tràn sát lẫn nhau . Để móng nhà được liên kết chắc chắn.
Theo kinh nghiệm cho thấy, dùng cọc cừ tràm làm hàng rào chắn sóng chi phí đầu tư thấp. Dễ thực hiện, cường độ sóng biển đánh vào bờ giảm khoảng 65-70%. Nhờ đó, giúp hạn chế xói lở bờ biển. Giữ được bùn đất tạo bãi bồi để cây rừng phát triển. Giảm tỷ lệ cây rừng trồng mới bị chết. Khả năng tái sinh tự nhiên của cây rừng rất cao và nhanh chóng hình thành rừng phòng hộ. Tăng tính đa dạng sinh học cho rừng ngập mặn ven biển.
>>>Xem thêm bài viết: Gia cố lại bờ kè ven sông chống sạt lở bằng cọc cừ tràm <<<