Cừ tràm là gì? câu hỏi có vẻ xa lạ đối với đời sống thường nhật, nhưng lại rất phổ biến trong một số lĩnh vực như y học, du lịch sinh thái… và đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Từ rất lâu, cừ tràm đã là một vật liệu xây dựng truyền thống được sử dụng rộng rãi. Không chỉ do tính kinh tế của nó, mà còn do tính ứng dụng cao không thua kém bất cứ vật liệu hiện đại nào. Đặc biệt là việc sử dụng cọc cừ tràm trong việc xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Cừ tràm là gì?
Để trả lời câu hỏi cọc cừ tràm là gì? chúng ta bắt đầu từ cây cừ tràm thuộc họ Tràm, trên thế giới có khoảng 220-236 loài tràm khác nhau. Cừ tràm là thân của cây tràm sau khi khai thác và chặt bỏ theo yêu cầu. Cọc cừ tràm là loại cây thân gỗ, thường cao khoảng từ 10-15 m, cây lâu năm có thể đạt tới chiều cao 20-25m.
Đường kính của cây có thể đạt tới 50-60cm với những câu lâu năm. Vỏ cây cừ tràm mềm, xốp, màu xám trắng, thường bong thành nhiều lớp theo thời gian phát triển của cây từ khi cây cao 3-5m.
Cây Tràm không kén đất, có thể mọc trên đất bùn, đất sét và ngay cả những vùng đất ngập mặn ở khu vực Tây Nam Bộ. Thời gian thu hoạch cọc cừ tràm là khoảng từ 3-7 năm tuỳ thuộc vào giống.
Cọc cừ tràm chính là thân cây cừ tràm được sử dụng làm những cột chịu tải trong quá trình thi công công trình. Đặc tính của cọc cừ tràm là độ bền cao, chịu lực tải lớn và đặc biệt chịu nước rất tốt. Thậm chí, cọc cừ tràm sử dụng tốt hơn trong môi trường ẩm ướt.
Đọc đến đây các bạn cũng trả lời được câu hỏi cọc cừ tràm là gì. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu so sánh cọc cừ tràm với các vật liệu xây dựng hiện đại nào.
Cọc cừ tràm bên cạnh các vật liệu hiện đại
Vì tính chất phổ biến của cừ tràm, cọc cừ tràm đã được sử dụng từ lâu. Đơn cử là các công trình kiến trúc Pháp vẫn còn tồn tại đến hiện tại hầu hết có phần móng được làm từ cọc cừ tràm. Các công trình này vẫn còn rất chắc chắn, kiên cố, đem lại nhiều giá trị về vật chất và tinh thần cho con người.
Cừ tràm là một nguyên vật liệu truyền thống của người dân Việt Nam. Thế nhưng thời buổi công nghệ ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu xây dựng cũng đòi hỏi cao hơn. Các ngôi nhà được kết cấu nhiều tầng, quy mô lớn nên không còn phù hợp với việc sử dụng cọc cừ tràm nữa. Gắn liền với đó là việc sử dụng bê công cốt thép, nhựa PVC,… làm nguyên vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, không vì thế mà cọc cừ tràm bị lãng quên. Mặc dù không được sử dụng nhiều ở các công trình cao tầng, cọc cừ tràm lại là vật liệu gia cố bền vững cho các ngôi nhà từ 5 tầng trở xuống. Đặc biệt, cọc cừ tràm là vật liệu xây dựng chủ yếu cho các công trình thuỷ lợi ở các sông ngòi. Cọc cừ tràm dùng làm đóng nhà bè, xây dựng bờ kè,… mà không loại vật liệu nào có thể thay thế tốt hơn.
Thực trạng xói mòn ở các khu vực bờ sông và nhu cầu xây dựng bờ kè hiện nay
Việc các khu vực bờ sông bị sạt lở không là vấn đề mới. Tuy nhiên, vì tác động của thời tiết cự đoan, hiện tượng sạt lở bờ sông hiện nay ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và sông Sài Gòn – Đồng Nai. Mỗi năm, diện tích bờ sông thu hẹp hàng mét, diễn ra thường xuyên. Gây ảnh hưởng đến các công trình và đời sống người dân vùng sông nước. Chính vì thế, nhu cầu xây dựng các công trình bảo vệ bờ sông từ cọc cừ tràm đang được nâng cao hơn bất cứ lúc nào.
Các công trình bảo vệ bờ sông được áp dụng ở địa phương với quy mô nhỏ chủ yếu là các công trình thô sơ, dân gian. Đối với các bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng. Người ta sẽ tiến hành xây dựng với các phương pháp hiện đại hơn như xây dựng kênh, rach, bờ kè. Mục đích của các công trình này là giảm tình trạng sạt lở, tăng khả năng chống chịu cho đất mà không gây ảnh hưởng đến dòng chảy của nước. Dù áp dụng phương pháp nào, cọc cừ tràm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm vật liệu xây dựng chống đỡ.
Sử dụng cọc cừ tràm chống xói mòn trong các phương pháp dân gian như thế nào?
Từ lâu, người dân sống ở khu vực bờ sông đã phải quen đến việc sạt lở bờ sông. Chính vì thế, sẽ không khó để tìm ra một số phương pháp dân gian, thô sơ dùng để giảm độ xói mòn hiệu quả với quy mô nhỏ.
Các công trình bảo vệ bờ sông quy mô nhỏ chủ yếu được xây dựng bằng các loại vật liệu sẵn có ở địa phương. Hoặc do chính người dân làm ra để bảo vệ bờ sông nên chi phí thường là thấp. Thi công đóng cọc cừ tràm là phương pháp có tác dụng như một loại vật liệu gia cố chính bên cạnh các loại vật liệu khác.
Phương pháp dân gian thường sử dụng chủ yếu là trồng cây, dùng xà bần (gạch vỡ), cọc tre, bao tải cát,… và không thể thiếu cọc cừ tràm. Sau khi cọc cừ tràm được đóng sâu vào phần đất, các vật liệu phụ được đổ lên và dằn chặt. Mục đích sử dụng cọc cừ tràm là làm lực đỡ cho bờ sông, kết cấu đất bền chặt hơn, đồng thời giảm độ xói mòn của đất.
Sử dụng cọc cừ tràm chống xói mòn với các vật liệu hiện đại như thế nào?
Ở các khu vực bờ sông có dòng chảy mạnh, có sóng, đất bờ quá yếu. Thì việc sử dụng các phương pháp chống xói mòn dân gian sẽ không đem lại hiệu quả cao. Mà thay vào đó, ta phải sử dụng phương pháp hiện đại hơn, quy mô lớn nhằm tăng khả năng bảo vệ bờ sông mà vẫn không ảnh hưởng đến dòng chảy của sông. Biện pháp này thường có chi phí lớn hơn.
Trong các công trình có quy mô lớn như đắp đê, làm bờ kè,… vật liệu xây dựng chủ yếu sẽ là đá xây, gạch xây, thảm đá,… và không thể thiếu cọc cừ tràm. Lúc này, cọc cừ tràm đóng vai trò làm vật liệu chịu lực, tạo liên kết giữa phần xây dựng và đất.
Để xây dựng bờ kè chắc chắn, cọc cừ tràm sẽ được lựa chọn kĩ lưỡng, đóng sâu xuống đất để tạo nền móng. Tác dụng của nền móng này là tạo độ chắc chắn cho bờ kè. Đồng thời lại gắn chắc công trình với nền đất mà không đổ xuống. Sau đó, gạch xây, đá sẽ được đổ lên, xây dựng chắc chắn, tuy nhiên vẫn phải có cọc cừ tràm xen kẽ.
Ta vẫn có thể sử dụng cọc sắt, cọc bê tông xen kẽ cọc cừ tràm, nhưng không được thay thế hoàn toàn. Lý do là vì các loại vật liệu khác không có khả năng chịu nước lớn như cọc cừ tràm. Cọc cừ tràm trong điều kiện ẩm sẽ tăng độ dẻo dai, ít mục bị mục, hiệu quả về mặt chống chịu nước và gắn chặt với đất hơn hẳn khi so sánh với bê tông cốt thép.
Xem thêm: Báo giá Cừ Bạch Đàn
Xây dựng bờ kè bằng cọc cừ tràm có gì tiết kiệm?
Đầu tiên, phải nói việc đến giá cừ tràm rất rẻ: một cọc cừ tràm có giá chỉ bằng một nửa so với giá của một cột bê tông. Mà độ chịu lực với các công trình thấp vẫn tương đương. Với các công trình hạ tầng thấp, sử dụng cọc cừ tràm sẽ là biện pháp vừa tiết kiệm lại vừa hiệu quả.
Chi phí gia công cọc cừ tràm thấp: mặc dù quy cách đóng cừ tràm phức tạp vì cần có nhiều kinh nghiệm, song lại chỉ yêu cầu 3-4 nhân công khi tiến hành xây dựng.
Cọc cừ tràm bền, phù hợp với các công trình thuỷ lợi: vì tính chất chịu nước rất tốt. Đồng thời bảo quản tốt trong môi trường ẩm nên cọc cừ tràm rất phù hợp với các công trình có mực nước cao. Với cọc cừ tràm bảo quản tốt có tuổi đời lên tới 50 – 60 năm, từ đó giảm chi phí sửa chữa. Ta vẫn có thể sử dụng bê tông cốt thép trong các công trình xây dựng bờ kè, đắp đê. Song các công trình này sẽ không được bền vững, chi phí cao, phải tiến hành thường xuyên tu sửa. Việc sử dụng Cọc cừ tràm làm vật liệu chính kết hợp với bê tông làm vật liệu phụ sẽ đem lại hiệu quả cao cho các công trình bảo vệ bờ sông hơn.
Để biết thêm chi tiết về các loại cừ tràm, quy cách thi công cừ tràm, giá cừ tràm,… trong mọi lĩnh vực. Hãy liên lạc với công ty Thái Dương chúng tôi qua số điện thoại 0921.27.27.27. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cũng như giúp đỡ quý khách hàng bằng hết khả năng của mình.
Xem thêm: Cừ tràm trong xây dựng