Cây luồng: Đặc điểm hình thái, phân bố, ứng dụng và kỹ thuật trồng

Cây luồng: Đặc điểm hình thái, phân bố, ứng dụng và kỹ thuật trồng

Cây luồng

Luồng là một loại nguyên liệu tre trúc giá rẻ, có độ bền vượt trội với tính ứng dụng cao. Đây cũng là vật liệu xanh rất an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường sống của nhân loại. Vì vậy cây luồng ngày càng trở nên quen thuộc và được nhiều khách hàng lựa chọn.

Cây luồng là cây gì?

Cây luồng thuộc họ nhà Tre có tên khoa học là Dendrocalamus membranaceus Munro. Đây là một giống tre có kích thước lớn. Đặc điểm riêng của chúng là không có gai, mọc thành cụm với các lá có kích thước nhỏ. Thân cây luồng là dạng thân ngầm.

Đặc điểm hình thái

Thân

Cây luồng có độ cao trung bình khoảng 14m, các ngọn cong rũ xuống khoảng 1m. Thân cây luồng khá mật, hầu như không có độ thon, phát triển thẳng đều với đường kính đạt 10cm với các lóng dài 30cm. Vách thân cây luồng dày 1cm. Các vòng đốt trên thân không nổi rõ, ở các đốt dưới cùng thường có rễ mọc dài.

Luồng thanh hóa
Luồng thanh hóa

Cành

Cành mọc ra từ các đốt thân. Mỗi đốt thường có 1 cành chính dài và to nổi bật, các cành khác có kích thước nhỏ hơn.

Phiến lá cây luồng thường thuôn với hình mũi giáo. Mỗi lá dài khoảng 18cm và rộng 1,5cm. Ở hai mép lá đều có răng cưa nhỏ nhưng rất sắc. Đầu lá nhọn, phần đuôi có hình nêm hoặc gần giống hình tù. Khi còn non lá có màu xanh thẫm, về giá lá chuyển sang màu xanh nhạt.

Mo

Bẹ mo có hình chuông cao 37cm, đáy trên rộng khoảng 10cm, đáy dưới rộng khoảng 30cm. Lúc mẹ mo còn non thường có màu vàng đỏ phía trên và màu vàng xanh ở nửa dưới. Bề mặt bẹ mo có một lớp lông bao phủ màu tím nâu hoặc hơi hung đen. Tai mo phát triển và có một lớp lông màu nâu bao phủ trên bề mặt.

Hoa

Hoa cây luồng mọc ra từ các cành. Các bông chét mọc tập trung thành từng cụm có hình cầu. Bông chét có hình trái xoan nhọn, dài khoảng 10mm và rộng khoảng 4mm.

Phân bố

Cây luồng phân bố rộng và được trồng rất nhiều ở nước ta. Trong đó tỉnh Thanh Hóa được xem là “cái nôi” của cây luồng. Hiện nay loại cây này đang được nhân giống và trồng nhiều ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và miền Trung, Tây Nguyên.

Ứng dụng

Cây luồng có sức bền sợi kéo rất tốt và khả năng chống cháy, chống ẩm mốc vượt trội nên được ứng dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:

  • Tre luồng được dùng để làm cột chống, dui mè, xà đỡ, làm vách ngăn, mái nhà, ốp tường,… trong công trình xây dựng.
  • Trong công nghiệp luồng được sử dụng để sản xuất giấy, khí đốt,…
  • Bà con nông dân dùng măng luồng để làm ẩm thực với các món ngon hấp dẫn như măng luồng xào, nấu canh, làm ống cơm lam,…
  • Trong lĩnh vực nội thất và thủ công mỹ nghệ cây luồng được dùng làm bàn ghế, tủ bát, tủ quần áo, bàn trà, giường ngủ, chõng tre, đồ lưu niệm, giỏ tre, thang tre trang trí,….
  • Trong sản xuất nông nghiệp cây luồng được người dân chế tác thành nông cụ sản xuất như: Cày, bừa, cán cuốc, mương dẫn nước, quang gánh,…
  • Trong đời sống sinh hoạt thân cây luồng được dùng làm rổ rá, dần sàng, mê bồ, cót đựng lúa,…

Kỹ thuật trồng và khai thác

Kỹ thuật trồng luồng

Các bước thực hiện như sau:

  • Lựa chọn các vùng đất có khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng phù hợp với đặc tính sinh học của cây luồng. Địa điểm tốt nhất để trồng cây là vùng đất đồi núi thấp, chân đồi hoặc các khu vực yên ngựa hay dốc sườn thoải.
  • Đất thích hợp để luồng phát triển tốt là đất Feralit nâu đỏ, đất phát triển trên đá vôi, đất Feralit đỏ vàng,….
  • Trồng luồng làm tường bao quanh đồi, quanh nhà, trồng thành từng khóm hoặc thành rừng để phát triển kinh tế. Có thể trồng thuần loại hoặc trồng hỗn giao với các loại cây thân gỗ khác.

Khai thác Luồng

Thông thường bà con nông dân có thể khai thác luồng sau 5 – 6 năm trồng. Sau khoảng 9 – 10 năm thì luồng có thể cho khai thác ổn định kéo dài đến 40 năm mà không cần phải chăm sóc nhiều.

Khai thác luồng
Khai thác luồng

Cách khai thác luồng như sau:

  • Khai thác không quá 30% số cây trong một khóm khi khai thác luân kỳ 1 năm.
  • Khai thác luân kỳ 2 năm không quá 40% số cây trong một khóm.
  • Khai thác chu kỳ 3 năm thì chặt hạ những cây từ 4 tuổi trở lên ở các vùng xung yếu. Những vùng khác thì thu hoạch cây từ 3 tuổi.
  • Chu kỳ khai thác 2 năm thì chặt hạ những cây 4 tuổi ở những vùng sản xuất khác.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây luồng có tốc độ sinh trưởng rất nhanh nhưng thường bị sâu vòi voi gây hại bắt đầu ra măng và mắc bệnh chổi sể trong quá trình phát triển. Vì vậy bà con cần chú ý đến việc vệ sinh rừng luồng. Đồng thời thường xuyên xới đất, điều tiết mật độ cây và bón phân đều đặn để đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho cây phát triển.

Kết luận

Luồng là loại nguyên liệu xanh được rất nhiều người ưa chuộng. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cũng đã được nghiên cứu nên bà con có thể tham khảo áp dụng để phát triển kinh tế. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc cần tìm mua sỉ lẻ nguyên liệu luồng hãy liên hệ đến Vựa Cừ Tràm Thái Dương để được hỗ trợ miễn phí.

Chuyên cung cấp và thi công đóng cừ tràm, cừ bạch đàn, phên tre, cót ép tre cho các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình xây dựng bờ kè, cống nước có yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật.

Địa chỉ: 88 Tổ 51, KP3, An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
Email: kinhdoanh@cutram.net
Website: https://cutram.net