Cót tre là những sản phẩm được các làng nghề thủ công đan lát để sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Ngày xưa chỉ đan để tự cung nhưng với xu thế hiện nay thì nhu cầu cót tre nhiều. Nền đã xuất hiện nhiều nơi kinh doanh mặt hàng này. Với công dụng của cót tre thì chúng ta đã biết. Nhưng giai đoạn đan quyết định giá trị sản phẩm chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cách đan cót tre theo nhiều cách khác nhau.
Đan cót tre là gì?
Đan cót tre là hình thức đan kết các nan tre được chẻ sẵn lại với nhau thành một tấm có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Một số kích thước của cót tre như: 0,9 X 3,8. 0,4 x 5m,… Quy cách kích thước sẽ thay đổi theo đơn đặt hàng đang. Quá trình đan lát cần có những đôi bàn tay tỷ mỹ và nhiều năm trong nghề để cho ra những sản phẩm chất lượng.
Nghề đan lát đã có từ hàng trăm năm trước tại nước ta. Cây tre, nứa đã gắn liền với người dân từ thuở khai sinh, lập nghiệp. Những sản phẩm đan lát từ cây tre cũng được xuất hiện từ đây: Phên tre, cót tre,… Nghề đan cũng được hình thành khi nhu cầu sử dụng được đẩy mạnh. Từ lúc chưa có các loại vật dụng nhựa, thép như ngày nay. Cót tre đóng một vai trò không nhỏ trong sản xuất và cuộc sống. Được dùng làm bồ đập lúa, chứa lúa đã thu hoạch, lát mái, che nắng,… Đan cót tre là một hình thức mang đậm giá trị văn hóa đang được bảo tồn.
Nguyên liệu để đan cót tre
Trong đan cót tre thì nguyên liệu chính vẫn là tre, có thể thay thế bằng nứa, lồ ô,… Cây tre được ví như là thép xanh so với các vật liệu khác, cứng hơn 27 % độ cứng của gỗ. Nguyên liệu tre dồi dào, trồng trong khoảng 2 – 3 năm có thể khai thác và sử dụng. Sau khi khai thác cây tre có thể tự tái sinh với sức sống mãnh liệt. Vật liệu tre được đánh giá là sản phẩm chủ đạo cho các công trình trong tương lai.
Nguyên liệu để đan cót tre không cần thông qua quá trình xử lý cầu kỹ nào cả. Nên giá thành những cây tre cũng khá rẻ. Nhưng đem lại giá trị sử dụng cao, những tấm cót tre có thể tồn tại hàng chục năm.
Những cách đan cót tre
Qua hàng trăm năm năm và nhiều làng nghề có cách đan lát riêng, cải tiến và không ngừng đổi mới cách đan lát. Để có những sản phẩm chất lượng cần có những cách đan lát cũng phương pháp hợp lý.
Đan cót tre bằng máy
Đây là một phương pháp hiện đại áp dụng các trang thiết bị máy móc vào quá trình xử lý đến đan lát. Quy trình đan cót tre bằng máy trải qua các giai đoạn như sau:
Bước 1: Chọn nguyên liệu tre, nứa già đủ tiêu chuẩn
Bước 2: Xử lý bằng cách luộc hơi cho nan tre có hơi ẩm và khô lại để cây tre dẻo deo.
Bước 3: Tiến hành ngâm để cây tre có màu tự nhiên, xử lý chống mối mọt cho các thân cây tre. Hóa chất để ngâm khôn độc chỉ nhằm tạo màu sắc và xử lý bảo quản cây tr.
Bước 4: Tiến hàng chẻ tre ra từng nan mỏng như lá lúa bằng máy chuyên dụng.
Bước 5: Tiến hành đan các nan tre lại với nhau. Tại Việt Nam chưa có công cụ hỗ trợ cho giai đoạn này. Chủ yếu thực hiện bằng tay.
Phương pháp đan cót tre bằng máy sẽ giúp cải thiện khá lớn thời gian đan lát. Số lượng tấm cót tre được đan sẽ tăng lên. Các sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao vì có độ chính xác lên đến từng mm.
Đối với phương pháp này cần vốn đầu tư nhiều về trang thiết bị.
Đang cót tre thủ công
Cách đan này được các làng nghề thủ công áp dụng từ xưa đến nay. Phương pháp này rất đơn giản và không tốn nhiều chi phí và trang thiết bị như phương pháp đan cót tre bằng máy.
Các bước đan cót tre thủ công:
Bước 1: Thu hoạch các cây tre đã đạt tiêu chuẩn.
Bước 2: Xử lý cây tre – Mỗi làng nghề sẽ có những cách xử lý khác nhau.
- Có thể ngâm tre dưới hồ bùn khoảng 15 – 20 ngày sau đó vớt lên.
- Phơi tre tại khu vực gần sông, hồ để có hơi ẩm được hút vào trong thân tre.
- Hun khói các cây tre
Các cách đều nhằm tăng độ dẻo dai, chống mối mọt cho tre.
Bước 3: Tiến hành đan. Giai đoạn này cần những bàn tay nhiều năm kinh nghiệm và những con dao sắc bén. Tỷ mỹ chẻ những nan che bằng nhau mỏng như lá lúa.
Bước 4: Tiến hành đan các nan tre lại với nhau thành tấm.
Phương pháp này thì năng suất sẽ không đạt bằng cách sử dụng máy. Một này mỗi người có thể đan từ 3 – 4 tấm.
Những làng nghề đan cót tre truyền thống nổi tiếng
Trên toàn lãnh thổ Việt Nam có khá nhiều làng nghề nổi tiếng về đan cót tre. Nghề này đã đem lại một nguồn lợi kinh tế to lớn. Những làng nghề là một trong những nơi cung cấp cót tre lớn nhất cho cả nước. Sau đây là những làng nghề nổi tiếng về cót tre.
- Làng đan có tre Thiệu Dương – Thanh Hóa.
- Phường Sông Đà – TX. Mường Thanh – TP Điện Biên Phủ.
- Làng đan cót Vân Thị – xã Gia Tân – huyện Gia Viễn.
- Làng bến Hàu – xã Trường Sơn – Đức Thọ – Hà Tĩnh.
Kết luận
Đối với một cách đan cót tre sẽ mang lại một lợi ích khác nhau. Lựa chọn một cách đan phù hợp với điều kiện kinh tế , sẽ mang lại nhiều lợi ích. Những thông tin trên được cutram.net tổng hợp và chia sẻ. Vì vậy nếu có sai sót hãy để lại những góp ý qua phần comment hoặc gmail của chúng tôi.