Thi Công Đóng Cừ Tràm | Báo Giá Đóng Cừ Tràm Tại TPHCM

Đóng Cừ Tràm

Đóng cừ Tràm

Bạn đang có nhu cầu thi công đóng cừ tràm, cần tìm đơn vị thi công uy tín và hiệu quả ?

Bạn đang phân vân không biết nên chọn đơn vị nào thi công có thể đảm bảo được những yêu cầu về kỹ thuật cũng như chất lượng ?

Đơn vị chuyên thi công đóng cừ tràm giá rẻ chuyên nghiệp uy tín – chất lượng tốt tại Tp.HCM và khu vực của bạn ?

Hãy để chúng tôi – Vựa Cừ Tràm Thái Dương. Đơn vị chuyên thi công đóng cừ tràm chuyên nghiệp uy tín hàng đầu tại TPHCM.

Tại sao chọn đóng cừ tràm tại Thái Dương

Thái Dương thi công đóng cừ với 10 năm kinh nghiệm

Xe cơ giới hiện đại cùng đội ngũ công nhân chuyên nghiệp

Cam kết về giá thành rẻ nhất thị trường

Thông tin liên hệ đóng cọc cừ tràm

VỰA CỪ TRÀM THÁI DƯƠNG
Chuyên cung cấp các loại cừ tràm, cừ bạch đàn, cừ dừa, phên tre, đóng cọc cừ tràm, cho thuê máy xúc tại TPHCM và các tỉnh
CHẤT LƯỢNG – UY TÍN
Địa chỉ : Tổ 51 – Khu Phố 3 – An Phú Đông – Quận 12 –  TP.Hồ Chí Minh
Mr Dương : 0921.27.27.27
Email: kinhdoanh@cutram.net

Thi công đóng cọc cừ tràm là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của công ty Thái Dương. Ngoài việc là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp cừ tràm, cừ bạch đàn, phên tre.. Chúng tôi còn nhận thi công đóng cừ tràm các công trình quy mô lớn nhỏ khác nhau. Với đội ngũ nhân công chuyên nghiệp cùng các thiết bị máy móc hiện đại. Chúng tôi luôn đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ thuật cũng như về chuyên môn.

Đóng cừ Tràm
Đóng cừ Tràm

Cọc cừ tràm ứng dựng trong xây dựng

Như chúng ta đã biết cọc cừ tràm là một vật liệu vô cùng quen thuộc tại khu vực phía Nam. Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng cọc cừ tràm để gia cố móng cho các công trình. Thời trước thì việc thi công đóng cừ thường sử dụng sức người để đóng. Cho tới ngày nay khi các thiết bị máy móc hiện đại ra đời. Việc thi công đóng cừ tràm cũng đã được thay thế bằng máy móc. Vừa tiết kiệm được thời gian, nhân công và chi phí hơn cách đóng cừ bằng sức người.

Các hình thức thi công đóng cừ tràm và chi phí như thế nào?

Sau khi lựa chọn được những cây cừ tràm phù hợp, những người thợ lành nghề sẽ tiến hành đóng cừ tràm. Hiện nay, có hai phương pháp thi công đóng cọc: đó là cách đóng cừ tràm bằng máy và cách đóng cừ tràm bằng tay. Dưới đây sẽ là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về giá thành và cách thức thi công đóng cừ tràm, ưu nhược điểm của hai hình thức đóng cừ này.

Đóng cừ tràm bằng tay

Chi phí cho việc đóng cừ tràm bằng tay cũng khá cao: dao động từ 20.000đ – 24.000 đ/ cây tùy vào mặt bằng tại nơi thi công.

Đóng cừ tràm bằng tay là biện pháp thủ công sử dụng sức người để đóng cọc cừ tràm. Theo đó, người thợ sẽ dùng vồ gỗ để đóng trực tiếp lên đầu cọc cừ. Với cách này thì phải bọc đầu cọc cừ trước khi đóng để tránh trường hợp dập nát đầu cọc cừ.

Ngày trước, cách này được sử dụng phổ biến hơn tuy nhiên ngày nay, với sự ra đời của các loại máy móc hiện đại, phương pháp đóng cừ tràm bằng tay cũng vì thế mà ít được áp dụng hơn.

Các bước thi công đóng cừ bằng tay như sau:

  • Thực hiện đào đất tới cốt đầu cừ theo bản vẽ hoặc tới mực nước ngầm đủ để làm ẩm cừ
  • Nhân công ít nhất phải có 4 người, một cái vồ hình trụ có thể cầm 2 bên khoảng 5-10kg
  • Làm dàn để ngững người đóng cừ đứng trên đóng, dàn ít nhất cũng phải đứng được từ 2 – 4 người đóng cừ
  • 1 người giữ cây cừ, mấy người còn lại thay phiên nhau dùng vồ gỗ đóng vào phần đầu cừ có tốc độ đều để giúp cừ thẳng xuống nền đất.

Phương pháp đóng cừ tràm bằng tay cũng có những ưu – nhược điểm nổi bật dưới đây:

Ưu điểm

  • Thích hợp với những công trình xây chen có vị trí nhỏ hẹp mà máy móc không di chuyển vào được.

Nhược điểm

  • Phương pháp đóng cừ tràm bằng tay tốn chi phí cao hơn khá nhiều so với cách đóng cừ tràm bằng máy.
  • Vì dùng phương pháp thủ công, chủ yếu là sử dụng sức người nên tốn nhiều nhân lực. Thông thường phải cần từ 3 – 4 người trở lên để thay phiên nhau đóng.
  • Tốn nhiều thời gian thực hiện.

Đóng cừ tràm bằng máy

Chi phí máy đóng cừ tràm hiện nay rẻ hơn rất nhiều: dao động từ 6.000 – 12.000đ/ cây tùy vào mặt bằng và số lượng thi công.

Đóng cừ tràm bằng máy là biện pháp sử dụng các thiết bị máy móc hỗ trợ để thực hiện. Loại máy đóng cừ tràm được sử dụng để đóng cọc thường là xe cuốc (hay còn gọi là máy xúc) hoặc sử dụng máy rung

Đối với xe cuốc thì sử dụng gầu múc để đóng. Nguyên lý hoạt động dựa trên lực nhấn (ép) của cần trục tác động trực tiếp lên đầu cọc cừ theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

Đối với máy đóng cừ tràm rung thì với nguyên tắc làm việc là dùng năng lượng do rung động. Gây ra kết hợp với lực va đập của búa giúp việc đóng cọc dễ dàng.

Các bước thi công đóng cừ bằng máy như sau:

  • Chuẩn bị tối thiểu 3 người nếu công trình có diện tích 50m² đến 100m² và một máy xúc từ 0.1m3 trở lên
  • Máy xúc thực hiện đào móng theo bản vẽ có sẵn hoặc theo yêu cầu thi công
  • 1 người dựng cây cừ dưới hố móng, một người lấy máy xúc đóng từ từ đều cho cây cừ xuống đều, người còn lại chuyển cừ dần từ ngoài vào gần hố móng đóng cừ

Phương pháp đóng cừ tràm bằng máy cũng có những ưu – nhược điểm nổi bật dưới đây:

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ chỉ bằng một nửa so với cách đóng cừ tràm bằng tay.
  • Tốn ít nhân công: chỉ cần từ 2 tới 3 người là có thể thực hiện.
  • Rút ngắn thời gian thực hiện.

Nhược điểm

  • Không sử dụng được với những công trình ở những vị trí quá nhỏ hẹp.

Quy trình thi công đóng cừ tràm

Quy trình thi công đóng cọc cừ tràm không quá khó khăn. nhưng cần chú ý một số điểm để cọc cừ tràm đảm bảo tính năng của mình. Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong quá trình thi công đóng cọc:

  • Khi đóng cọc, nên đóng rộng ra ngoài diện tích móng mỗi bên 10 – 20 cm để tăng sức chống cắt cho cung trượt.
  • Về độ sâu của móng cọc tràm, không phải đóng càng sâu càng tốt. Nên đóng cừ tràm ở mức cao hơn mạch nước ngầm một chút, để đất vẫn đủ độ ẩm ướt, độ bão hòa cao và luôn luôn đảm bảo được độ ẩm để giữ cho cừ tràm không bị khô khi ở dưới đất.

Ép cọc cừ tràm làm gì ?

Hiểu theo một cách đơn giản, biện pháp ép cọc cừ tràm là biện pháp thi công gia cố nền móng cho các công trình dưới 4 tầng, có tải trọng nhỏ, đặc biệt phù hợp cho các công trình trong ngõ hẻm. Phương pháp thi công này thường được ứng dụng phổ biến các tỉnh miền nam nước ta.

Cọc cừ tràm thường được ưa chuộng sử dụng ở những mảnh đất ẩm ướt quanh năm, ngập nước, nâng cao sức chịu tải của đất nền một cách tốt nhất. Thực tế thì ép cừ tràm trên nền đất ẩm để không bị mục nát, mọt…

Ưu điểm của việc ép cừ tràm trong xây dựng

Giá cừ tràm rẻ hơn so với các phương pháp khác, do nguyên liệu dễ tìm kiếm trong tự nhiên. Biện pháp thi công thường sử dụng máy ép cọc cừ tràm bỏ qua giai đoạn thủ công giúp giảm thiểu nguồn nhân công

Cọc tràm có tuổi thọ trong vòng hơn 60 – 80 năm trong điều kiện đất ẩm ướt.

Tuy nhiên, việc đóng cừ tràm đòi hỏi các đơn vị thi công, thiết kế phải có tay nghề cao, trình độ chuyên môn đủ để triển khai, để đảm bảo công trình không bị lún sau khi xây dựng.

Hiện nay giá ép cừ tràm dao động vào khoảng 6.000đ – 11.000đ một cây, tùy thuộc vào số lượng ép và địa thế mặt bằng. Số lượng càng nhiều thì giá thành càng rẻ.

Nhìn chung các công trình nhà cửa dưới 5 tầng nên sử dụng ép cừ tràm để tiết kiệm nguồn chi phí đáng kể.

ép cừ tràm
Ép cừ tràm

Tính toán số lượng cọc tràm trên m2

Áp dụng công thức sau để có thể ép cừ tràm:

n= 4000*(e0 – eyc)/(pi*d^2*(1+e0))

Trong đó:     n: Số lượng cọc

d: Đường kính dọc

e0: Độ rỗng tự nhiên

eyc: Độ rỗng yêu cầu

Đất yếu vừa có độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,6, cường độ thải thiên nhiên R0 = 0,7  ÷ 0,9 kG/ cm² đóng 16 cọc cho 1m²

Đất yếu có độ sệt  IL = 0,7 ÷  0,8, cường độ chịu tải thiên nhiên R0 = 0,5 ÷  0,7 kG/ cm² đóng 25 cọc cho 1m²

Đất yếu có độ sệt IL > 0,8 cường độ chịu tải thiên nhiên R0 < 0,5 kG/cm² đóng 36 cọc cho 1m²

Những lưu ý khi đóng ép cọc cừ tràm

Mật độ ép cọc: 25 cọc trên 1m²

Cần lựa chọn cừ tràm thẳng và tươi có chiều dài 4 – 5m, đường ngọn 6cm – 8cm, đường kính gốc trung bình 10 – 12cm, và phải đóng với mật độ 16 – 25 cây trên 1m².

Về độ sâu, nên đặt vị trí của cừ tràm ở vị trí cao hơn mạch nước ngầm và đất luôn ẩm ướt, có độ bão hòa cao, để đảm bảo đủ độ ẩm cho cừ tràm có tuổi thọ lâu.

Đóng cừ tràm xong tiến hành tạo lớp lót bằng bê tông theo tỉ lệ 1 – 2 và đổ lên trên đầu cừ tạo liên kết thành một khối chắc chắn.

Thực hiện đóng từ trong ra ngoài, cây lớn đóng trước, cây nhỏ đóng sau, đóng từ xa lại gần, trong trường hợp dải cọc hoặc hàng cọc thì phải đóng theo hàng tuần, còn với vách hố đào thì đóng từ hàng cọc xa mép hố đào trở vào trong.

Lựa chọn đơn vị thi công uy tín ép cừ tràm

Vựa Cừ Tràm Thái Dương là nơi uy tín về cung cấp cừ tràm và ép cừ tràm, ép cọc cừ dừa tại TP. Hồ Chí Minh, với số lượng máy ép cừ tràm tiên tiến cùng số lượng nhân công đông giúp tiến trình thi công rút ngắn. Đảm bảo chất lượng từng cây cừ xuống mặt đất.

5/5 - (3 bình chọn)

Chuyên cung cấp và thi công đóng cừ tràm, cừ bạch đàn, phên tre, cót ép tre cho các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình xây dựng bờ kè, cống nước có yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật.

Địa chỉ: 88 Tổ 51, KP3, An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
Email: kinhdoanh@cutram.net
Website: https://cutram.net